Lợi ích khi áp dụng Công nghệ Nhận dạng Tự động (AIDs) trong Chế biến Thủy hải sản
Ở bài trước chúng ta biết rằng, AIDs là một hệ thống kết hợp công nghệ RFID hoặc mã vạch và hệ thống quản lý dữ liệu nhằm định danh, thu thập và quản lý thông tin về sản phẩm trong quy trình chế biến thủy sản một cách tự động.
AIDs đảm bảo tính minh bạch, truy xuất nguồn gốc và an toàn thực phẩm trong quy trình chế biến thủy sản, giúp cải thiện quy trình sản xuất, quản lý chất lượng và tăng cường niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm của doanh nghiệp. Đọc thêm về bài viết
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những lợi ích đáng kể mà AIDs mang lại khi được áp dụng trong chế biến thủy hải sản.
Tối ưu hóa Quy trình Sản xuất
Có thể thấy với khả năng nhận diện tự động và lưu trữ thông tin nhanh chóng qua từng khâu, hệ thống AIDs về cơ bản giúp gia tăng độ chính xác, loại trừ sai sót do tác vụ thủ công và lưu trữ thông tin có cấu trúc nhằm phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau một cách nhanh chóng như:
- Truy xuất nguồn gốc và quản lý tự động
- Tối ưu hóa quá trình kiểm tra chất lượng
- Quản lý tồn kho thông minh
- Tăng cường tính minh bạch và niềm tin nơi người tiêu dùng
- Hỗ trợ ra quyết định về kế hoạch sản xuất
Tăng cường Khả năng Truy xuất và quản lý tự động
Đối với ngành chế biến thủy hải sản, việc truy xuất nguồn gốc từ đầu đến cuối, từ khâu nguyên liệu đầu vào đến tay người tiêu dùng đóng vai trò rất quan trọng. Khi áp dụng hệ thống nhận dạng tự động, từng lô hàng thủy sản và các thành phẩm sẽ được gắn mã vạch hoặc thẻ RFID, giúp xác định rõ ràng thông tin về vị trí bắt, thời gian bắt, tàu đánh bắt, và các quy trình chế biến liên quan.
Quả thật, trước đây, ít có ai có thể tưởng tượng được viễn cảnh như vậy, khi chỉ nhờ 1 dòng vạch đen trắng xen kẻ nhau được in trên bao bì của thủy sản thôi mà không chỉ nhà quản lý có thể kiểm soát được các khâu vận hành, mà người tiêu dùng còn có thể kiểm tra chéo chất lượng sản phẩm trước khi ra quyết định mua hàng.
Thông qua tính năng truy xuất thông tin của hệ thống nhận dạng tự động, dữ liệu được ghi lại và lưu trữ một cách chính xác và liên tục. Điều này giúp gia tăng độ chính xác, giảm thiểu lỗi do tác vụ thủ công và hỗ trợ việc kiểm tra và kiểm soát chất lượng. Từ đó trong trường hợp xảy ra vấn đề về an toàn thực phẩm, Doanh nghiệp có thể dễ dàng thu hồi các lô hàng cá bị ảnh hưởng và đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời.
Tất cả các quốc gia đều có yêu cầu về thông tin ghi nhãn và quy định truy xuất nguồn gốc,… Thông thường, để đáp ứng yêu cầu này, cần có tem chứa đầy đủ và rõ ràng các thông tin thiết yếu như tên sản phẩm, hạn dùng, thành phần, cách bảo quản,… điều này dẫn tới một yêu cầu khác vật liệu dùng để in tem nhãn. Ngoài ra, trong quá trình vận chuyển, tem nhãn có thể mất thông tin do cọ sát giữa các thùng carton hoặc điều kiện ánh sáng, nước... Vì vậy, việc hiểu rõ các điều kiện sản xuất, điều kiện vận chuyển và yêu cầu tem nhãn của từng quốc gia là điều kiện then chốt, cần được chú trọng đối với tất cả các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy hải sản.
Như đã đề cập ở trên, AIDs hoạt động dựa trên nguyên lý thu thập dữ liệu tự động để xác định và theo dõi các mặt hàng hoặc sản phẩm khác nhau trong toàn bộ chuỗi cung ứng, việc áp dụng tem nhãn chất lượng cao sẽ tăng cường khả năng vận hành chung của toàn bộ hệ thống vì những lý do sau:
- Nhận diện sản phẩm: Trong sản xuất thủy hải sản, mỗi sản phẩm sẽ được đính kèm một mã vạch riêng và máy quét có thể quét được mã vạch này, nên vật liệu in nhiệt phải ghi nhận được hình ảnh cực kỳ sắc nét, độ phân giải cao, in được các ký tự nhỏ và nét mảnh. Nghĩa là, trên cùng một diện tích, bạn có thể in được nhiều thông tin cần thiết hơnnhư cách chế biến, chứng nhận, chống chỉ định,… hoặc thông tin nhập khẩu trên tem phụ. Tùy chọn in logo có màu cũng là một yếu tố giúp gia tăng độ nhận diện thương hiệu của sản phẩm.
- Thông tin, hình ảnh bền trong các điều kiện khắc nghiệt: Trong quá trình xử lý, bảo quản và sử dụng, thủy hải sản thường phải trải qua quá trình lạnh đông, đông lạnh và rã đông trong điều kiện thông thường hoặc lò vi sóng. Việc liên tục tiếp xúc với môi trường đông lạnh, mát và ướt sẽ làm cho tem nhãn bị tróc hoặc bị rách gây mất, mờ thông tin. Nên việc lựa chọn tem nhãn cần có khả năng chống nước, bền và keo sử dụng trong môi trường đông lạnh.
Tại Việt Nam, tem nhãn in nhiệt do Ricoh sản xuất được tin tưởng và sử dụng rộng khắp các ngành công nghiệp nhờ khả năng đáp ứng các yếu tố trên. Liên hệ Ricoh IMS Vietnam để được tư vấn loại tem nhãn phù hợp với nhu cầu từ Doanh nghiệp của bạn
Đảm bảo Chất lượng và An toàn Thực phẩm
AIDs cho phép quản lý kho tự động và chính xác, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí quản lý kho. Hệ thống tự động xác định và theo dõi số lượng tồn kho, giúp đưa ra các quyết định về nhập kho, xuất kho và tái đặt hàng một cách chính xác và kịp thời.
Việc dữ liệu theo dõi được tập hợp lại và lưu trữ một cách có cấu trúc cũng giúp quá trình hậu kiểm và tiền kiểm chất lượng đạt tiêu chuẩn và diễn ra thuận lợi hơn so với Phương pháp sổ sách hoặc nhập tay truyền thống
Tăng cường Hiệu quả Quản lý Kho
AIDs cho phép quản lý kho tự động và chính xác, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí quản lý kho. Hệ thống tự động xác định và theo dõi số lượng tồn kho, giúp đưa ra các quyết định về nhập kho, xuất kho và tái đặt hàng một cách chính xác và kịp thời.
Một trong những tính năng luôn được đảm bảo khi áp dụng AIDs vào vận hành kho bãi là đảm bảo được 2 yếu tố:
- Xác định vị trí hàng trong kho: Giúp tiết kiệm thời gian lấy hàng và lấy đúng hàng.
- Hỗ trợ thiết lập hệ thống quản kho theo phương pháp FIFO (Nhập trước, xuất trước) Giảm thiểu hao phí do yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm.
Tăng cường Niềm tin của Khách hàng
Áp dụng AIDs trong chế biến thủy hải sản cho phép doanh nghiệp đảm bảo tính minh bạch và chất lượng sản phẩm. Khách hàng có thể dễ dàng truy xuất thông tin về nguồn gốc, quy trình sản xuất và các yếu tố liên quan khác, thông qua mã vạch được in trên tem nhãn hoặc trên bao bì đóng gói của sản phẩm, giúp tăng cường niềm tin và sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm.
Điều này đòi hỏi Doanh nghiệp cần có đóng vai trò 2 chiều trong việc giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm các thông tin họ quan tâm bằng việc cung cấp mã vạch rõ ràng, chính xác trên tem nhãn, tránh trường hợp mã vạch bị nhòe, mờ, hoặc tem bị rách.
Kết luận
Áp dụng Công nghệ Nhận dạng Tự động (AIDs) trong chế biến thủy hải sản mang lại nhiều lợi ích quan trọng như tăng cường khả năng truy xuất, tối ưu hóa quy trình sản xuất, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm, tăng cường hiệu quả quản lý kho và xây dựng niềm tin từ khách hàng.
Doanh nghiệp trong ngành nên xem AIDs là một công cụ hỗ trợ quan trọng để nâng cao chất lượng sản xuất và cạnh tranh trên thị trường.
Những bài viết liên quan
Tin tức & Sự kiện
Đang cập nhật
- 06Thg8
Ricoh đạt danh hiệu Đối tác 'Nhà cung cấp Vàng' với CISCO tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
- 28Thg6
Ricoh được TIME vinh danh trong danh sách Các công ty bền vững nhất thế giới năm 2024 của TIME
- 19Thg6
Ricoh có tên trong danh sách Nhà lãnh đạo Khí hậu Châu Á-Thái Bình Dương năm thứ ba liên tiếp
- 19Thg6
Tham dự chương trình in trải nghiệm miễn phí màu thứ 5 với Ricoh Pro C7500