Chọn đúng loại keo phù hợp giúp nhãn sản phẩm hoạt động tốt hơn

17 Thg4 2023

Keo là hợp chất dùng để kết dính nhãn và bề mặt sau khi dung môi bay hơi hoặc phản ứng hóa học xảy ra. Độ kết dính của từng loại keo sẽ khác nhau khi dán vào các bề mặt khác nhau. Vì vậy, để nhãn sản phẩm có thể dính tốt vào sản phẩm, vỏ hoặc bao bì, cần phải đảm bảo lựa chọn loại keo phù hợp.

Có rất nhiều loại keo trên thị trường khác nhau về độ bền, có thể bóc được, phù hợp để sử dụng ở nhiệt độ cao hoặc thấp, và loại keo phổ quát có thể sử dụng được ở nhiều môi trường khác nhau… Dưới đây, Ricoh sẽ giới thiệu một số loại keo và đặc tính để bạn có thể cân nhắc khi lựa chọn loại keo phù hợp cho nhãn sản phẩm của bạn.

Keo gốc cao su (Rubber based adhesive)

Được sử dụng đa dạng trên nhiều loại sản phẩm, vì độ bám dính cao và khả năng bám dính tốt trên nhiều bề mặt khác nhau như cao su, silicone, teflon và nhựa. Loại keo này có khả năng chống chịu nước và độ ẩm. Tuy nhiên, chỉ phù hợp với các ứng dụng trong nhà vì độ chống chịu với tia UV, nhiệt độ cao, độ ẩm, dung môi và hóa chất thấp. Nếu tiếp xúc lâu dài với các điều kiện này, độ kết dính của keo sẽ bị phá vỡ, bị đổi màu và giòn hơn theo thời gian.

Keo gốc Acrylic (Acrylic based adhesive)

Keo acrylic không bám dính tốt như keo gốc cao su trong những điều kiện nhất định. Nhưng loại keo này có khả năng chống chịu với nhiệt độ cao, nhiệt độ âm, độ ẩm, hóa chất, cũng như tia UV.Keo acrylic phù hợp để sử dụng trong những điều kiện không thể kiểm soát được, điều kiện trong nhà lẫn ngoài trời. Phù hợp với nhiều bề mặt khác nhau như kim loại hoặc thuỷ tinh. So với keo cao su, keo acrylic có chi phí cao hơn, không phù hợp cho các bề mặt nhựa vì có độ bám dính ban đầu thấp hơn.Keo gốc SiliconChịu được nhiệt độ cao, có khả năng bám dính tốt và có thể bóc ra khỏi một số bề mặt nhất định.

Các yếu tố cần cân nhắc khi lựa chọn loại keo phù hợp

Để lựa chọn loại keo phù hợp cần cân nhắc một số yếu tố. Điều tiên quyết, hãy suy nghĩ về điều kiện sử dụng – Nhãn sẽ được dán trong môi trường nào, môi trường xung quanh có độ ẩm cao hay không? Nhãn có tiếp xúc với ánh mặt trời hoặc nhiệt độ cao không? Nhãn có tiếp xúc với bụi bẩn, dầu mỡ, hoá chất, nước không? – Tất cả những yếu tố này đều quan trọng trong việc lựa chọn loại keo phù hợp.

Ngoài ra, cần hiểu rõ nhãn sẽ được dán cố định trong suốt vòng đời sản phẩm hay có thể dễ dàng tháo ra khỏi bề mặt bất cứ lúc nào, hay cần phải dán và tháo ra nhiều lần. Việc lựa chọn sai loại keo, nhãn sẽ không hoạt động như mong đợi, có thể dẫn đến hư hỏng bề mặt dán hoặc để lại keo trên bề mặt.

Kết cấu của bề mặt dán sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn loại keo phù hợp. Bạn cần cân nhắc, nhãn sẽ được dán vào bề mặt nào – giấy, nhựa, cao su, polyester, thuỷ tinh hay kim loại. Bề mặt gồ ghề hoặc có độ ẩm cao cũng đòi hỏi khắt khe hơn vo với bề mặt nhẵn và khô. Tất cả các yếu tố trên đều quyết định đến độ bám dính trên bề mặt của nhãn.