Ứng dụng mã vạch trong ngành sản xuất
Mã vạch là gì?
Theo định nghĩa từ GS1, mã vạch là các ký hiệu có thể được quét điện tử bằng công nghệ laser hoặc hình ảnh, được sử dụng để mã hóa thông tin như số nhận dạng chính (sản phẩm, lô hàng, vị trí) và các thuộc tính như số sê-ri, số lô, ngày) thông qua cú pháp riêng.
Phân loại mã vạch
- Mã vạch 1D: Là loại mã vạch chứa thông tin theo chiều ngang và được sử dụng phổ biến nhất
- Mã vạch 2D: Chứa thông tin theo cả hai chiều dọc và chiều ngang có dung lượng lớn hơn Mã vạch 1D.
Bài viết liên quan: Mã vạch là gì? Ứng dụng trong các ngành công nghiệp
Ứng dụng của mã vạch trong ngành sản xuất
Việc áp dụng Mã vạch vào sản xuất đã được chứng minh mạng lại một số lợi ích cụ thể như sau:
Theo dõi và quản lý hàng tồn kho
Quản lý toàn diện các khâu liên quan đến quản lý kho từ nhập, xuất đến kiểm đếm tồn kho theo thời gian thực nhờ áp dụng hệ thống mã vạch gồm phần mềm, máy in mã vạch, máy đọc mã vạch và nguyên liệu tiêu hao gồm tem nhãn in nhiệt trực tiếp hoặc ruy băng mực in nhiệt và tem nhãn truyền nhiệt).
Việc thiết lập và vận hành kho theo nguyên tắc vào trước xuất trước (FIFO), vào sau xuất trước (LIFO) hoặc hết hạn trước xuất trước (FEFO) được thực hiện một cách một cách dễ dàng, từ đó giúp giảm thiểu thất thoát, hao tổn và lỗ hổng trong quá trình vận hành chuỗi cung ứng. Từ đó Doanh nghiệp của bạn có thể tinh gọn quy trình và giảm được chi phí nhân công không cần thiết.
Quản lý quá trình sản xuất
Trong quản lý sản xuất nói chung, việc quản lý và theo dõi các công việc một cách thủ công thường gây nên sai sót. Từ việc “nhảy số” trên bảng tính, lấy sai hàng hóa do không xác định được vị trí hoặc không định danh được nguyên liệu cần sản xuất gây rất nhiều khó khăn và hao tổn không cần thiết.
Vì vậy, việc minh bạch và chính xác hóa các thông tin từ khâu đầu vào giúp cho công việc quản lý trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều nhờ vào khả năng quét chính xác và cập nhật với độ trễ thấp. Các khâu trong quá trình sản xuất từ lấy nguyên liệu, kiểm định chất lượng hoặc lên kế hoạch sản xuất trở nên dễ dàng.
Để làm được việc này, mã vạch và tem mã vạch nói chung cần phải đảm bảo các yếu tố về chất lượng như độ độ phân giải cao, sắc nét, khả năng chống chịu tốt phù hợp với môi trường vận hành. Tại Việt Nam, Ricoh luôn tự hào là nhà cung cấp tem nhãn mã vạch và ứng dụng giải pháp mã vạch uy tín & chất lượng hàng đầu
Nhận diện sản phẩm
Việc đặt một tem mã vạch lên sản phẩm mang yếu tố chiến lược khi không chỉ giúp cho Doanh nghiệp quản lý tốt từ khâu đầu vào đến đầu ra của quá trình sản xuất mà còn giúp cho người tiêu dùng có thể an tâm hơn về uy tín của sản phẩm dựa trên các thông tin có được khi quét mã vạch .
Ngay cả khi phát sinh lỗi xảy ra, ví dụ như hàng hóa không đạt tiêu chuẩn để qua bước kiểm tra chất lượng, việc sản phẩm được dán tem mã vạch giúp cho việc truy xuất nguồn gốc, người thực hiện diễn ra nhanh hơn, từ đó khắc phục, phòng tránh lỗi xảy ra trong tương lai.
Các bước để áp dụng mã vạch vào ngành sản xuất
- Bước 1: Nắm rõ mục tiêu và yêu cầu
Cần xác định mục tiêu chính khi sử dụng giải pháp mã vạch như theo dõi hàng hóa, quản lý tồn kho, cải thiện việc quản lý chuỗi cung ứng, và yêu cầu mã vạch tương ứng bao gồm loại mã vạch sử dụng, định dạng, thông tin chứa trong mã vạch và quy trình ứng dụng giải pháp mã vạch - Bước 2: Đăng ký với GS1 (Tùy chọn)
Với mục tiêu định danh sản phẩm và kiểm soát quy trình sản xuất ở quy mô quốc tế, đặc biệt là các sản phẩm tiêu dùng, y tế và dược phẩm, thực phẩm, công nghệ và điện tử... Cần xem xét đăng ký mã định danh riêng biệt với tổ chức GS1 để đảm bảo tính an toàn và bảo mật cho sản phẩm. - Bước 3: Xác định thông tin cần lưu trữ
Xác định loại thông tin mà doanh nghiệp bạn cần quản lý và lưu trữ trong mã vạch. Thông tin này có thể bao gồm tên sản phẩm, mô tả, ngày sản xuất, hạn sử dụng, vị trí lưu trữ …. - Bước 4: Chọn định dạng mã vạch
Tùy theo yêu cầu về độ lớn của thông tin, bạn có thể lựa chọn loại mã vạch phù hợp với nhu cầu hoặc đặc tính của ngành như EAN-13, UPC, QR code, Data Matrix.... - Bước 5: Thiết lập hệ thống in và đọc mã vạch
Hệ thống in và đọc mã vạch bao gồm: máy in nhiệt, máy quét mã vạch, nguyên liệu in (Có thể lựa chọn giữa công nghệ in nhiệt trực tiếp - không cần sử dụng ruy băng mực, hoặc ruy băng mực in nhiệt và tem nhãn in chuyển nnhiệt tùy vào điều kiện sử dụng).
Nên cân nhắc và hiểu rõ ứng dụng của tem mã vạch và điều kiện sử dụng để lựa chọn nguyên liệu in tem mã vạch phù hợp. Điều này giúp đảm bảo khả năng quét và hiển thị thông tin trong suốt quá trình từ nguyên liệu đầu vào, sản xuất và đến tay người tiêu dùng. - Bước 6: Thiết kế nhãn và tạo mã vạch
Với các loại mã vạch được đăng ký với GS1, bạn có thể sử dụng hệ thống GS1 để tạo mã vạch tương ứng với sản phẩm cần quản lý hoặc sử dụng phần mềm thiết kế nhãn như Bartender, Nicelabels hoặc phần mềm được khuyên dùng của nhà sản xuất để tạo mã vạch và thiết kế nhãn. - Bước 7: Gán mã vạch lên sản phẩm cần quản lý một cách chính xác và rõ ràng
- Bước 8: Quản lý thông tin mã vạch
Tạo cơ sở dữ liệu hoặc hệ thống quản lý để lưu trữ thông tin về sản phẩm hoặc mã vạch tương ứng tùy theo nhu cầu của từng doanh nghiệp - Bước 9: Áp dụng và quy hoạch việc sử dụng mã vạch lâu dài cho các mục tiêu tương lai.
Điều này liên quan đến việc đào tạo nhân viên về cách sử dụng, quét mã vạch, cập nhật dữ liệu và thực hiện các thao tác liên quan. Cần có thời gian thử nghiệm và hiệu chỉnh quy trình sử dụng và xác định các vấn đề phát sinh để có thể cải tiến tốt hơn và tối đa hóa hiệu suất của giải pháp mã vạch.
Kết luận
Khi áp dụng hệ thống quản lý bằng mã vạch, việc lên kế hoạch sản xuất, nắm bắt được tình hình kho vận trở nên đơn giản hóa và chính xác hóa hơn. Theo đó, hiệu ứng domino, giúp cho phòng mua hàng thực hiện việc mua nguyên vật liệu, sản xuất đúng tiến độ và đáp ứng nhu cầu của các bộ phận truyền thông & bán hàng. Có thể thấy mã vạch tác động một cách gián nhưng tích cực đến tiếp việc mở rộng kinh Doanh và gia tăng Doanh số của Doanh nghiệp.
Tuy nhiên để áp dụng giải pháp mã vạch hiệu quả, doanh nghiệp cần được tư vấn giải pháp lâu dài và toàn diện giúp việc tích hợp tiết kiệm thời gian và chi phí. Bạn có thể lựa chọn Ricoh IMS Việt Nam là đối tác giúp bạn đưa ra những quyết định sáng suốt. Liên hệ Ricoh IMS Việt Nam để được tư vấn miễn phí và được cập nhật các công nghệ mới nhất trong ngành sản xuất qua email [email protected] hoặc số điện thoại +84 28 3528 5252 .
Những bài viết liên quan
Tin tức & Sự kiện
Đang cập nhật
- 04Thg12
Ricoh được Financial Times bình chọn là một trong những “Nhà tuyển dụng tốt nhất Châu Á - Thái Bình Dương năm 2025”
- 02Thg12
TẬP ĐOÀN RICOH VÀ REACH TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỐ DÀNH CHO THANH NIÊN TẠI VIỆT NAM TRONG HAI NĂM LIÊN TIẾP
- 14Thg11
Ricoh IM C320F giành giải thưởng 2025 Pick Award từ Keypoint Intelligence
- 31Thg10
Ricoh công bố Báo cáo tích hợp năm 2024 của Ricoh Group và Báo cáo môi trường năm 2024 của Ricoh Group