Các loại keo dùng trong tem nhãn và đặc tính
Tuỳ theo từng điều kiện và mục đích sử dụng khác nhau, việc lựa chọn loại keo phù hợp trở nên thách thức hơn – đặc biệt khi bạn mong muốn tem nhãn có thể “hoạt động” tốt trong điều kiện khác nhau. Trong bài viết này, bạn có thể tìm thấy thông tin về các loại keo, đặc điểm và các đặc tính quan tâm khi lựa chọn loại keo phù hợp mà bạn cần.
Các loại keo
Có ba loại keo chính mà bạn cần biết: Keo vĩnh viễn(Permanent adhesive), keo có thể bóc được (Removable adhesive) và keo có thể dán lại (Repositionable adhesive).
- Keo vĩnh viễn (Permanent): Đây là loại keo thông dụng được dùng trong tem nhãn vì giá thành tốt nhất. Với đặc tính bám dính cao vào bề mặt sử dụng, việc bóc nhãn có thể làm hỏng nhãn hoặc bề mặt dán.
- Keo có thể bóc được (Removable):có thể bóc nhãn ra sau một thời gian dán mà không làm hỏng nhãn hoặc bề mặt dán. Với đặc tính này, loại keo này được ứng dụng trong các loại nhãn dùng để định danh tạm thời các sản phẩm, phiếu giảm giá tại cửa hàng, và các chương trình khuyến mãi giới hạn thời gian. Tuy nhiên, cần lưu ý, loại keo này có thể bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ.
- Keo có thể dán lại (Repositionable): có thể dán lại được trong thời gian ngắn khi nhãn cần được dán lại ở một bề mặt khác hoặc vị trí khác (Ví dụ: Nhãn bị cong trên bề mặt dán) mà không làm giảm đáng kể độ bám dính. Loại keo này giúp bạn tiết kiệm thời gian và nguồn lực. Thời gian có thể dán lại tuỳ thuộc vào công thức hoá học của từng loại. Theo thời gian, loại keo này có thể trở thành keo vĩnh viễn.
Các thuộc tính của keo
Thông tin trên giúp bạn hiểu rõ về các loại keo phù hợp với ứng dụng mà bạn sử dụng. Tuy nhiên, trong cùng một loại keo vẫn có những đặc điểm khác biệt. Vì vậy, bạn cần nắm rõ thêm các đặc tính cơ bản để xác định được loại keo phù hợp nhất mà bạn cần.
- Độ bám dính ban đầu (Initial tack): thể hiện khả năng bám dính ngay lập tức khi keo tiếp xúc với bề mặt cần dán. Nếu độ bám dính ban đầu thấp, bạn có thể dễ dàng loại bỏ nhãn mà không để loại keo trên bề mặt. Độ bám dính của nhãn sẽ gia tăng theo thời gian (Đây là sự khác biệt giữa keo có thể bóc được và keo có thể dán lại). Mặt khác, keo có độ bám dính ban đầu cao sẽ tạo nên liên kết với bề mặt nhanh hơn.
- Độ bám dính tối ưu (Ultimate adhesion): khả năng bám dính tối đa mà nhãn sẽ đạt được và taọ nên liên kết hoàn toàn với bề mặt. Thời gian để nhãn có thể tạo liên kết hoàn toàn với bề mặt tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như độ cứng của keo, độ nhám của bề mặt và điều kiện môi trường sử dụng. Thời gian này có thể kéo dài từ 2-24 giờ.
- Khả năng chống cắt (Shear resistance): keo có độ chống cắt thấp sẽ mềm và có thể chảy vào bề mặt dán, độ bám dính ban đầu cao, nhưng sẽ dễ dàng bị bóc ra khi chịu lực. Keo có độ chống cắt cao sẽ cứng hơn nên sẽ không bị chảy vào bề mặt, dẫn đến độ bám dính ban đầu thấp hơn, tuy nhiên, chúng sẽ bền hơn khi chịu lực.
- Khả năng kháng UV: Nếu nhãn của bạn tiếp xúc trong thời gian dài với tia cực tím (UV), chúng sẽ bị đổi màu hoặc độ bám dính yếu đi. Việc lựa chọn loại keo có khả năng kháng UV do quá trình sử dụng hoặc tiếp xúc với ánh sáng trong quá trình in sẽ hạn chế khả năng ảnh hưởng đến chất lượng của keo.
- Khả năng kháng dung môi (nước, rượu, chất hoá dầu, hoá dẻo): quyết định khả năng bám dính của nhãn khi tiếp xúc với dung môi. Cần xem xét bề mặt dán nhãn, cũng như môi trường sử dụng để lựa chọn được loại keo phù hợp.
- Nhiệt độ ứng dụng tối thiểu: Khi một loại keo không được sử dụng cho môi trường đông lạnh, keo sẽ bị cứng và mất đi độ bám dính khi nhiệt độ giảm. Hầu hết các loại keo có thể sử dụng ở nhiệt độ tối thiểu là 4-10 độ C trước khi chúng đạt được liên kết hoàn toàn. Loại keo dùng trong đông lạnh có thể chịu được nhiệt độ lên đến -50 độ C.
- Giới hạn nhiệt độ sử dụng: là phạm vi nhiệt độ mà keo có thể hoạt động tốt sau khi nhãn đã được dán và tạo nên độ liên kết hoàn toàn. Hầu hết các loại keo nhạy cảm với áp lực (Keo dính nhờ lực tác động) có dải nhiệt độ sử dụng từ -50 độ C đến 90 độ C với nhãn giấy và lên đến 150 độ C với nhãn phim.
Kết: Với những thông tin trên, bạn có thể có những lựa chọn ban đầu về loại keo phù hợp cho tem nhãn mà bạn cần. Trong bài viết tiếp theo, Ricoh sẽ chia sẻ cụ thể hơn về các loại hoá chất thông dụng trong keo: Keo acrylic và keo gốc cao su để bạn có thể hiểu và đưa ra lựa chọn hoàn hảo hơn. Để được tư vấn cụ thể hơn về loại nhãn và keo phù hợp với ứng dụng sản phẩm của bạn, bạn có thể để lại thông tin hoặc liên hệ đến email [email protected].
Tin tức & Sự kiện
Đang cập nhật
- 04Thg12
Ricoh được Financial Times bình chọn là một trong những “Nhà tuyển dụng tốt nhất Châu Á - Thái Bình Dương năm 2025”
- 02Thg12
TẬP ĐOÀN RICOH VÀ REACH TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỐ DÀNH CHO THANH NIÊN TẠI VIỆT NAM TRONG HAI NĂM LIÊN TIẾP
- 14Thg11
Ricoh IM C320F giành giải thưởng 2025 Pick Award từ Keypoint Intelligence
- 31Thg10
Ricoh công bố Báo cáo tích hợp năm 2024 của Ricoh Group và Báo cáo môi trường năm 2024 của Ricoh Group